Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức tổ chức chấm Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 - 2016

Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức tổ chức chấm Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 - 2016
      Thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác viết SKKN, trên cơ sở công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Mỹ Đức đã ban hành công văn số 725/CV-PGD ngày 05/11/2015 về việc hướng dẫn công tác SKKN và nghiên cứu khoa học năm học 2015 - 2016; chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt việc phát động phong trào NCKH, viết SKKN trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, đồng thời tổ chức chấm, xếp loại đề tài SKKN cấp trường và lựa chọn các đề tài tiêu biểu gửi Hội đồng Khoa học cấp huyện.
      Sáng ngày 18/5/2016, tại Trung tâm Hướng nghiệp - dạy nghề huyện Mỹ Đức, Ngành GD&ĐT huyện đã tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 - 2016.     


Đ/c  Đặng Văn Viện - HUV, Trưởng Phòng GD&ĐT
                        phát biểu tại Hội nghị


      Về dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đặng Văn Viện - Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Hoàng Hữu Hải - Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề, đồng chí Kiều Xuân Điệp - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên Phòng GD&ĐT cùng cán bộ quản lý, giáo viên giỏi tiêu biểu đến từ các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trong huyện.



      Năm học 2015 - 2016 toàn ngành có 808 SKKN (tăng 20 đề tài so với năm học 2014 - 2015), trong đó: Phòng GD&ĐT: 01 SKKN, bậc Mầm non 265, bậc Tiểu học 309, bậc THCS 233 SKKN. Đối tượng tác giả tham gia nghiên cứu và viết SKKN cũng đông đảo và phong phú hơn, ngoài cán bộ quản lý, giáo viên còn có nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên thư viện, nhân viên y tế… Nội dung các đề tài khá phong phú và đầy đủ ở tất cả các bộ môn, các lĩnh vực công tác.



      Những đơn vị có nhiều SKKN dự thi cấp huyện là: Mầm non Lê Thanh A, Lê Thanh B, Hợp Tiến, Đốc Tín, Đại Nghĩa… Tiểu học Tuy Lai A, Đồng Tâm, Phùng Xá, Bột Xuyên…; THCS Lê Thanh, Bột Xuyên, Tuy Lai, Hùng Tiến...

        Phong trào viết và ứng dụng SKKN vào thực tiễn giảng dạy, giáo dục học sinh là một hoạt động thiết thực nhằm nâng cao khả năng nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ khoa học giáo dục để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hoạt động quản lý và giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện các mục tiêu đổi mới của Ngành.
 

Tác giả bài viết: Phòng Giáo dục