Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

13:31 EDT Thứ sáu, 05/04/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 45


Hôm nayHôm nay : 17619

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 84097

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21955621

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Văn bản chỉ đạo

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM NGÀNH GD&ĐT HUYỆN MỸ ĐỨC NĂM 2015

Thứ sáu - 10/04/2015 04:55
UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 

Số: 247/KH-PGD&ĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

             Mỹ Đức, ngày 10  tháng 4  năm 2015
 
KẾ HOẠCH
Công tác An toàn thực phẩm
ngành Giáo dục và đào tạo Mỹ Đức năm 2015
 
Thực hiện Kế hoạch số 4502/KH-PGD&ĐT ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Sở GD&ĐT, Phòng  GD&ĐT Mỹ Đức xây dựng Kế hoạch công tác An toàn thực phẩm (ATTP) trong các nhà trường năm 2015 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Nâng cao nhận thức, thực hành đúng về ATTP của cán bộ quản lý, các đoàn thể, tổ chức, người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, giáo viên, công nhân viên và phụ huynh, học sinh trong các nhà trường.
2. Khống chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, phấn đấu không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm trong các nhà trường.
II.Nội dung và giải pháp:

1. Công tác tuyên truyền:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về  “Luật An toàn thực phẩm” và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác ATTP trong trường học: Thông tư liên bộ số 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008; Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế; Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế; Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế; các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác ATTP … cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên y tế, người trực tiếp chế biến thực phẩm và nhân viên nuôi dưỡng.

          - Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATTP cho học sinh, tập trung vào các nội dung như vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn, kiểm soát thực phẩm an toàn, nhận biết sử dụng thực phẩm, thức ăn đảm bảo an toàn, điều kiện, thời gian bảo quản thực phẩm…giúp các em nhận thức và thực hành đúng về ATTP.
          - Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng, ATTP cho học sinh tại gia đình và phối hợp với nhà trường tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh đảm bảo ATTP.
- Hình thức tuyên truyền phong phú: tích hợp trong các bài giảng chính khóa môn sinh học, giáo dục công dân… tổ chức nói chuyện dưới cờ theo chủ đề, tổ chức tọa đàm, hội thi…., tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, tham quan học tập…. Tuyên truyền giới thiệu các đơn vị làm tốt, các mô hình điểm về bếp ăn bán trú trên cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương để nhân dân hiểu và phối hợp hỗ trợ các nhà trườngvề mọi mặt.
          - Hưởng ứng có hiệu quả các hoạt động truyền thông trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh ATTP  năm 2015.
2. Đảm bảo điều kiện chế biến và tổ chức bữa ăn tập thể cho học sinh tại các trường có tổ chức bán trú:
2.1. Đảm bảo 100% các nhà trường tổ chức nấu ăn bán trú cho học sinh thực hiện đúng các quy định về điều kiện ATTP của bếp ăn tập thể; được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
- Tuân thủ đầy đủ các điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, nguồn nước sạch để chế biến thức ăn… Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ mua thực phẩm ở những cơ sở có giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”; năm 2015 đảm bảo 100% các bếp ăn bán trú ký hợp đồng mua rau an toàn với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và ATTP.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Đảm bảo chất lượng bữa ăn, quản lý chặt chẽ khẩu phần ăn của học sinh. Thực hiện nghiêm túc việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày, thực hiện chế độ ăn, thực đơn riêng của các lứa tuổi. Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý.
2.3. Đảm bảo 100% đơn vị trường sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và ăn, uống cho học sinh. Định kỳ nhà trường lấy mẫu xét nghiệm theo quy định (6 tháng/lần). Các cơ sở giáo dục sử dụng nước uống tinh khiết đóng chai, đóng bình phải ký hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ và chỉ sử dụng các sản phẩm nước uống đóng chai, đóng bình đã được công bố hợp quy của các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận “Cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”.
2.4. Thành lập Ban chỉ đạo bán trú, lập các tổ phục vụ bán trú (tổ tiếp phẩm, tổ cấp dưỡng, tổ quản sinh..); quy định trách nhiệm cho từng tổ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Hằng ngày, phân công lãnh đạo nhà trường trực bán trú, phân công người tiếp quản thực phẩm, kiểm tra chất lượng, định lượng thực phẩm tươi sống, giám sát khâu chế biến, chia, cấp phát thức ăn, lưu mẫu thức ăn theo quy định. Thực hiện công tác tự kiểm tra hàng tuần, hàng tháng ghi đầy đủ biên bản kiểm tra.
- Định kỳ tổ chức họp Ban chỉ đạo và các tổ phục vụ bán trú để trao đổi, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những tồn tại nếu có trong khâu quản lý, phục vụ, quản sinh, cung ứng thực phẩm…
- Lập, lưu trữ hồ sơ sổ sách theo quy định, cập nhật ghi chép đầy đủ hàng ngày (sổ kiểm thực 3 bước, sổ lưu mẫu thức ăn…).
2.5. Thực hiện công tác xã hội hoá trong việc cải tạo cơ sở vật chất phục vụ tổ chức bán trú. Tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
3. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm:
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác ATTP năm 2015.
- Phối hợp với cơ quan quản lý các cấp về ATTP tăng cường kiểm tra, giám sát công tác ATTP, công tác nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch…trong các nhà trường. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và triển khai nhân rộng các mô hình điểm bếp ăn bán trú. Đánh giá thi đua các nhà trường.
- Phối hợp tổ chức đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý và những người liên quan về ATTP tại các bếp ăn bán trú.
- Lưu trữ số liệu, báo cáo kết quả hoạt động (theo mẫu) về phòng GD&ĐT; thời gian báo cáo :
 + Báo cáo Tháng hành động vì chất lượng ATTP, Tết trung thu, Tết Nguyên đán theo kế hoạch.
+ Báo cáo kết quả theo năm học trước ngày 31/5, báo cáo học kỳ I trước ngày 10/12.
- Thực hiện chế độ báo cáo về ngộ độc thực phẩm với Phòng GD&ĐT, Trung tâm y tế huyện ngay khi có sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006) và phối hợp triển khai có hiệu quả các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định.
III. Phân công thực hiện:
1. Phòng GD&ĐT
- Phối hợp với ngành Y tế và các đơn vị có liên quan tại địa phương tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, các văn bản chỉ đạo và tham gia kiểm tra, giám sát công tác ATTP tại các nhà trường trên địa bàn. Phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm trong các nhà trường. Duy trì và nhân rộng mô hình điểm bếp ăn bán trú trên địa bàn, phấn đấu mỗi bậc học Mầm non và Tiểu học xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm.
- Phối hợp đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý, giáo viên những người liên quan đến công tác ATTP, bán trú cho học sinh tại các nhà trường.
- Tham mưu UBND huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đủ điều kiện ATTP.
- Đánh giá thi đua các nhà trường.
- Tổng hợp kết quả hoạt động công tác ATTP tại các nhà trường trên địa bàn báo cáo UBND huyện và sở GD&ĐT. Chỉ đạo các nhà trường thực hiện chế độ báo cáo về ngộ độc thực phẩm với UBND huyện và Sở GD&ĐT khi có sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006) và phối hợp chỉ đạo triển khai có hiệu quả các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định.
2. Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS
          - Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch công tác an toàn thực phẩm của nhà trường năm 2015.
          - Phối hợp tốt với chính quyền địa phương giải quyết tình trạng hàng rong không đảm bảo ATTP khu vực xung quanh trường học.
          - Tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý về ATTP tiến hành thanh kiểm tra giám sát định kỳ đột xuất theo quy định. Tiếp thu và khắc phục ngay những hạn chế, tồn tại nếu có.
          - Duy trì công tác tự kiểm tra. Phát huy vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp giám sát đảm bảo ATTP tại các bếp ăn bán trú.
- Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham dự đầy đủ các lớp tập huấn về ATTP.
- Bố trí kinh phí và huy động các nguồn lực cho công tác đảm bảo ATTP trong trường học, tăng cường đầu tư cho công tác y tế trường học về mọi mặt đảm bảo triển khai tốt công tác phòng bệnh, sơ cấp cứu tại trường học.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất, báo cáo ngộ độc thực phẩm theo quy định.
Phòng GD&ĐT Mỹ Đức yêu cầu Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS triển khai thực hiện tốt kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả theo quy định./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;(B/c)
- Sở GD&ĐT;(B/c)
- TT y tế huyện; (Ph/h)
- Các trường MN,TH,THCS (Th/h)
- L­ưu VT.                   
 
            TRƯỞNG PHÒNG
                          
                               (Đã ký)
                      
                        Đặng Văn Viện
 
 
   
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip