Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

21:29 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79


Hôm nayHôm nay : 18383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 518683

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22390207

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Văn bản chỉ đạo » Văn bản UBND huyện

Kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2014-2020 huyện Mỹ Đức.

Thứ ba - 18/03/2014 06:11
Kế hoạch xây dựng xã hội học tập huyện Mỹ Đức
         ỦY BAN NHÂN DÂN                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          HUYỆN MỸ ĐỨC                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1 1                                                                                      
           Số:   233  /KH-UBND                        Mỹ Đức, ngày 17 tháng 3  năm 2014.
  
KẾ HOẠCH
Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2014 - 2020
Huyện Mỹ Đức

 
  1
 
 

          Thực hiện kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 04/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong huyện và tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thủ đô và đất nước, Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập (XHHT) huyện Mỹ Đức ban hành Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2014 - 2020” như sau:
            I. MỤC TIÊU
          Trên cơ sở thực hiện tốt giáo dục chính quy theo các mục tiêu phát triển đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đề ra, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học tập suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi, mọi trình độ; huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tích cực xây dựng xã hội học tập.
          1. Mục tiêu đến năm 2015
          a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:
          - Duy trì giữ vững và từng bước nâng cao chất lượng kết quả công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở cấp tiểu học, trung học cơ sở. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học vào năm 2015.
          - Duy trì, giữ vững kết quả 100% người trong độ tuổi 15-60, 15-35 biết chữ.
          b) Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ:
          - 95% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;
          - 25% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và 7% có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1);
          - Hàng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hoá.
          c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn:
          - Đối với cán bộ, công chức cấp huyện:
          + 100% được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
          + 98% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;
          + 90% thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
          - Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
          + 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;
          + 95% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định;
          + 80% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
          - Đối với lao động nông thôn:
          50% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.
          - Đối với công nhân lao động:
          90% công nhân lao động tại các công ty, doanh nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân qua đào tạo nghề.
          d) Hàng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh và người lao động tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Phấn đấu 30% trở lên học sinh được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
          đ) Phấn đấu 80% trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn hoạt động thường xuyên, 50% trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn hoạt động chất lượng tốt.
          2. Mục tiêu giai đoạn 2015- 2020
          a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:
          - Duy trì, giữ vững kết quả 100% người trong độ tuổi 15-60, 15-35 biết chữ.
          - 100% xã, thị trấn tiếp tục củng cố vững chắc kết quả công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Duy trì kết quả phổ cập bậc trung học.
          b) Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ:
          - 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm;
          - 50% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và 25% có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1);
          - Hàng năm, tăng tỷ lệ số công nhân lao động có kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc và giao lưu văn hoá.
          c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn:
          - Đối với cán bộ, công chức huyện:
          + Tiếp tục duy trì 100% cán bộ, công chức được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định;
          + 100% cán bộ, công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;
          + 100% thực hiện tốt chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
          - Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
          + Tiếp tục duy trì 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;
          + 100% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định;
          + 95% công chức cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm.
          - Đối với lao động nông thôn:
          80% lao động nông thôn tham gia học tập cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất tại các trung tâm học tập cộng đồng.
          - Đối với công nhân lao động:
          95% công nhân lao động tại các công ty, doanh nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương; Tiếp tục tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 100% công nhân qua đào tạo nghề.
          d) Tiếp tục tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Phấn đấu 50% trở lên học sinh được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
          đ) 70% trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn hoạt động chất lượng tốt.
            II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
          1. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập
          - Các cấp, các ngành tổ chức các hình thức tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập thông qua các phong trào, các cuộc vận động từ cấp huyện, xã, thị trấn đến thôn, xóm, đội để các cấp, các ngành và từng người dân nhận thức rõ vị trí, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập.
          - Gắn việc tuyên truyền xây dựng xã hội học tập thông qua phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, đơn vị học tập, cộng đồng học tập.
          - Hàng năm tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” ở tất cả các xã, thị trấn và cấp huyện.
          - Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh các địa phương, phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng chuyên mục “xây dựng xã hội học tập”; biên soạn và phát hành các bản tin, các tài liệu tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
          - Hàng năm các địa phương tổ chức tuyên dương khen thưởng các đơn vị và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác xây dựng xã hội học tập. Kịp thời nhân rộng gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin đại chúng để khuyến khích, động viên và phát triển phong trào. Trên cơ sở tiêu chí đánh giá của thành phố, xây dựng tiêu chí đánh giá công nhận “đơn vị học tập” của huyện, xã, thị trấn để hàng năm đánh giá công nhận phòng, ban, xã, thị trấn, cấp, ngành đạt “Đơn vị học tập”.
          2. Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ
          - Các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài truyền thanh các địa phương, Đài truyền thanh huyện tham gia thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức về các lĩnh vực của khoa học và đời sống.
          - Xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ”. Tập trung củng cố kiện toàn đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện để các thiết chế ngoài nhà trường tham gia tích cực vào việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân và học sinh.
          - Đa dạng hóa các hình thức cung ứng chương trình học tập suốt đời của các thiết chế ngoài nhà trường như tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề, tổ chức trò chơi, thi tìm hiểu; tổ chức triển lãm, trưng bày lưu động, biên soạn các tài liệu, tờ rơi, đĩa DVD… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia học tập suốt đời. Tổ chức tập huấn về hình thức, phương pháp tổ chức dạy học ở các thiết chế ngoài nhà trường.
          3. Rà soát, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân
          a) Đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên:
          - Rà soát, củng cố, nâng cao chất lượng, năng lực của trung tâm giáo dục thường xuyên; phát triển trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề.
          - Đa dạng hóa nội dung chương trình hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên: phối hợp với các tổ chức và cá nhân có liên quan để tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông; liên kết với các cơ sở giáo dục chính quy tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, học từ xa; tổ chức dạy ngoại ngữ, tin học; tổ chức các lớp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và người lao động…
          - Tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm đảm bảo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng dạy, học và tăng cường cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho nhân dân.
 - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên; đổi mới công tác quản lý, tăng cường nề nếp, kỷ cương nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
          b) Trung tâm học tập cộng đồng:
 - Phát triển bền vững mô hình trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhằm thực hiện các chương trình xóa mù chữ, các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, y tế, sức khỏe cộng đồng, chính trị, pháp luật, văn hóa,… đáp ứng yêu cầu học học tập đa dạng của cộng đồng dân cư.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện phương châm đưa lớp học đến với người dân, tích cực mở rộng địa bàn hoạt động đến từng thôn, xóm, cụm dân cư; đa dạng hóa nội dung hoạt động; phát triển mô hình hoạt động trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với Nhà văn hóa, Trung tâm TDTT. Tăng dần số lượng trung tâm học tập cộng đồng được kết nối và hướng dẫn sử dụng internet; phấn đấu tăng số lượng trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả qua từng năm.
- Kiện toàn ban quản lý trung tâm học tập cộng đồng, biệt phái giáo viên thuộc biên chế của các trường phổ thông đến làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng để giúp ban quản lý triển khai, tổ chức các hoạt động giáo dục; thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về nghiệp vụ xây dựng kế hoạch hoạt động, điều tra nhu cầu người học, phát triển các câu lạc bộ cộng đồng; có kế hoạch cụ thể về xây dựng đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên có đủ kinh nghiệm và năng lực để giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng. Khuyến khích người có kinh nghiệm, có kiến thức, những cán bộ nghỉ hưu tham gia vào các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
- Ngành giáo dục phối hợp với Hội Khuyến học các cấp tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền có biện pháp hỗ trợ tích cực cho các trung tâm học tập cộng đồng phát triển bền vững và coi các trung tâm học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
          - Quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho trung tâm học tập cộng đồng nhằm đảm bảo đủ điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các chương trình học tập suốt đời.
          c) Các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ giáo dục thường xuyên:
          - Tiếp tục triển khai và thực hiện có chất lượng các đề án, kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục chính quy của huyện. Tập trung đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá trong các trường học các cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm giáo dục học sinh tinh thần ham học, năng lực tự học, khả năng nghiên cứu để học tập suốt đời có hiệu quả.
          - Các trường phát triển các loại học liệu phục vụ cho học tập suốt đời. Xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng về phương pháp giáo dục cho giáo viên, tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
          d) Các cơ sở giáo dục khác:
          - Rà soát, phát triển các trung tâm ngoại ngữ, tin học, trung tâm bồi dưỡng văn hóa trên địa bàn nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của học sinh, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
          - Khuyến khích, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, đặc biệt đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ, ở vùng còn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
          - Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đào tạo  tư thục trong việc đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động trên địa bàn.
          4. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng được học tập thường xuyên, học tập suốt đời
          - Thực hiện phương châm đưa lớp học về gần với người học. Đa dạng hoá hình thức học tập sao cho đáp ứng  nhu cầu của người học. Duy trì các hình thức học tập trung, tập trung định kỳ, vừa làm vừa học, tự học có hướng dẫn. Tổ chức thời gian học tập linh hoạt: học ban ngày, học buổi tối, học vào các ngày nghỉ, học theo ca, học theo mùa vụ.
          - Đẩy mạnh phương thức giáo dục từ xa để thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên, tận dụng tối đa các phương tiện truyền thanh của các địa phương phục vụ cho phương thức giáo dục từ xa.
          - Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời cho mọi người.
          5. Tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời
          - Tăng cường đầu tư ngân sách để hỗ trợ phát triển giáo dục thường xuyên. Có chính sách hỗ trợ người học thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ theo từng địa bàn dân cư, đặc biệt là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.
          - Dành ngân sách hỗ trợ việc biên soạn chương trình, tài liệu, học liệu, đào tạo nhân lực, giáo viên, hỗ trợ hoạt động của các cơ sở giáo dục thường xuyên, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng.
          - Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục thường xuyên. Ban hành cơ chế cụ thể khuyến khích và quy định trách nhiệm của các ngành, địa phương, tổ chức kinh tế - xã hội và người sử dụng lao động tham gia xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí cho người học.
          - Từng cơ sở giáo dục, đặc biệt là các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức biên soạn tài liệu học tập về các lĩnh vực của đời sống xã hội đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân, phù hợp với từng địa phương trên địa bàn.
          6. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên trong các cơ sở giáo dục thường xuyên
          - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Kế hoạch 111-KH/UBND ngày 19/9/2011 của UBND Thành phố Hà Nội, Kế hoạch số 378 của UBND huyện Mỹ Đức về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011 – 2016.
          - Bố trí cán bộ chuyên trách làm việc tại các trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn. Hàng năm rà soát, bổ sung đội ngũ cộng tác viên trong các trung tâm học tập cộng đồng để đảm bảo thực hiện được các chuyên đề đáp ứng nhu cầu người học trên địa bàn.
          - Từng địa phương, căn cứ vào nhu cầu học tập của người dân, huy động các cán bộ đã nghỉ hưu, các nghệ nhân có trình độ chuyên môn, năng lực và các điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định, mời tham gia làm cộng tác viên của trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
          7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập từ huyện đến các xã, thị trấn
          - Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với việc xây dựng xã hội học tập.
          - Xây dựng tiêu chí đánh giá trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn; đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của huyện, xã, thị trấn.
          - Hoạt động xây dựng xã hội học tập là nội dung bắt buộc trong chương trình, kế hoạch hoạt động, thi đua hàng năm và từng giai đoạn của các cơ quan, đơn vị ở các cấp trên địa bàn huyện.
          - Kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập từ huyện đến xã, thị trấn.
          - Xây dựng bộ phận làm đầu mối quản lý về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn.
          - Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng “Quỹ học tập suốt đời” để hỗ trợ người lao động trong quá trình đào tạo và đào tạo lại.
          8. Tăng cường quan hệ hợp tác
          - Khai thác thế mạnh địa phương, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân về xây dựng xã hội học tập. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật thông tin về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập với các huyện trong và ngoài thành phố.
          - Căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của các địa phương, hàng năm cử cán bộ quản lý, giáo viên đi học tập nâng cao trình độ về lĩnh vực học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập tại các huyện phát triển về mô hình xây dựng xã hội học tập.
          III. KINH PHÍ
1. Kinh phí để triển khai Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2014 – 2020” được cân đối từ nguồn ngân sách huyện theo phân cấp và nguồn vốn huy động xã hội hóa.
          2. Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện kế hoạch.
          IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan thường trực, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch; xây dựng các văn bản liên quan đến giáo dục thường xuyên và xây dựng xã hội học tập.
          - Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục từ xa, Kế hoạch Chống mù chữ.
          - Phối hợp với Hội Khuyến học huyện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trung tâm học tập cộng đồng và bộ chỉ số đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập cấp xã.
          - Phối hợp hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách và quản lý tài chính đối với các hoạt động của Kế hoạch.
          - Tổ chức các hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi knh nghiệm.
          - Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tổng hợp, báo cáo Huyện ủy, UBND huyện và Ban chỉ đạo thành phố.
          2. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
          - Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan và các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; mở rộng các hình thức dạy nghề trong các công ty, doanh nghiệp, dạy nghề gắn với sản xuất, dạy nghề ở các xã, thị trấn… phù hợp với từng địa phương.
          - Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện để học tập suốt đời.
           3. Phòng Văn hóa – Thông tin
          - Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng và thực hiện kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các nhà văn hóa, câu lạc bộ;
          - Phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các xã, thị trấn củng cố, kiện toàn mô hình hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng kết hợp với Câu lạc bộ văn hóa - Thể thao xã, thị trấn.
          4. Đài Truyền thanh huyện
          - Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban liên quan, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về xây dựng xã hội học tập.
          - Phối hợp với các đài địa phương tổ chức xây dựng chuyên mục và tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập;
          5. Phòng Tài chính – Kế hoạch
          - Tham mưu cho UBND huyện, cân đối, bố trí kinh phí cho các phòng, ban các xã, thị trấn để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách của huyện.
          - Chủ trì, phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cơ chế và quản lý tài chính đối với các hoạt động của kế hoạch; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch.
          6. Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn
          - Xây dựng Kế hoạch xây dựng xã hội học tập của xã, thị trấn cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020. Cân đối kinh phí hàng năm trong phạm vi, khả năng ngân sách để thực hiện Kế hoạch.
          - Xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển trung tâm học tập cộng đồng đảm bảo hoạt động đa dạng, hiệu quả, bền vững đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên địa bàn.
          - Chỉ đạo Ban thông tin của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập và phát triển trung tâm học tập cộng đồng.
          - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương; định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện (qua phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp).
          7. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
          a) Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện: tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia học tập; đưa nội dung xây dựng xã hội học tập vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
          b) Liên đoàn lao động huyện:
          - Xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các công ty, doanh nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, động viên, theo dõi việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ người lao động trong các công ty, doanh nghiệp.
          c) Huyện Đoàn:
          - Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên dương học sinh đỗ, học sinh tốt nghiệp thủ khoa các trường THPT, đại học, học viện; hàng năm tổ chức các chương trình tuyên dương, biểu dương cá nhân, tập thể tiêu biểu có thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập cho các đoàn viên, thanh niên.
          - Xây dựng phong trào thanh niên tình nguyện, thanh niên tài năng; vận động gây quỹ hỗ trợ thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.
d) Hội Liên hiệp phụ nữ huyện:
          - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.
          - Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo  tuyên truyền, vận động phụ nữ, trẻ em gái ở những vùng khó khăn ra học các lớp học bổ túc văn hoá các cấp học.
          đ) Hội Khuyến học huyện:
          - Phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập;
          - Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá việc thực hiện xây dựng xã hội học tập của các phòng, ban, địa phương;
          - Tổ chức đánh giá công nhận “đơn vị học tập”, “cộng đồng học tập;
          - Xây dựng và thực hiện Kế hoạch đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư; xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập thông qua Hội Khuyến học các cấp, các phương tiện thông tin của Hội.
          e) Hội Nông dân huyện:
          - Tổ chức và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xã hội học tập cho hội viên, nông dân;
          - Phối hợp với Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội cung cấp tài liệu cho hội viên nông dân; hỗ trợ cho người lao động là hội viên nông dân được thường xuyên học tập, cập nhật thông tin trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
          g) Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức huyện:
Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập cho hội viên.
Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể của huyện, đồng thời yêu cầu các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt kế hoạch này; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND huyện (qua Phòng Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp)./.
 
 
Nơi nhận:
-UBND TP, Sở GD&ĐT;                          để 
-Thường trực Huyện uỷ;
- Thường trực HĐND huyện;                      báo
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch huyện;        cáo     - Các phòng, ban liên quan;
- UBND xã, thị trấn;
- các cơ sở GD;
- TT GDTX, TT HTCĐ;
- Lưu VT.
    TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH   
  PHÓ CHỦ TỊCH
 
 
 
(Đã ký)
 
 
      Nguyễn Văn Hậu
 
DANH MỤC CÁC KẾ HOẠCH THÀNH PHẦN
(Kèm theo Kế hoạch số              /KH-BCĐ, ngày       tháng    năm 2014 của UBND huyện)
 
STT Tên Kế hoạch thành phần Nội dung chính Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp
 
 
 
1
 
Kế hoạch Chống mù chữ - Phố cập giáo dục năm 2014 và những năm tiếp theo
Đề xuất các biện pháp nhằm duy trì kết quả PCGD MN, PCGD đúng độ tuổi ở tiểu học, THCS ở tất cả các xã; nâng cao tỷ lệ biết chữ, được tiếp tục học tập sau khi biết chữ trong độ tuổi 15-60. Ưu tiên xoá mù chữ cho người dân tộc thiểu số, phụ nữ, trẻ em gái và những người có hoàn cảnh khó khăn.
 
 
 
Phòng Giáo dục và Đào tạo
 
Hội Khuyến học huyện; Hội Cựu giáo chức huyện; Hội Liên hiệp phụ nữ huyện.
 
 
 
 
2
 
 
Kế hoạch Truyền thông về xây dựng xã hội học tập
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phong phú, đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò và lợi ích của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; tổ chức xây dựng các chuyên mục giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung ứng các chương trình học tập suốt đời.
 
 
 
 
Phòng Văn hóa - Thông tin, Nhà văn hóa
 
 
Đài truyền thanh
 
 
 
 
3
 
 
 
Kế hoạch Phát triển đào tạo từ xa
Đẩy mạnh cac hoạt động đào tạo từ xa ở các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cơ sở Trung tâm HTCĐ, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến (E-learning); tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời.
 
 
 
 
Phòng Giáo dục và Đào tạo
 
 
 
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa -Thông tin, Đài truyền thanh.
 
 
 
4
Kế hoạch Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ Xây dựng cơ chế chỉ đạo liên ngành về giáo dục thông qua di sản văn hoá; củng cố, kiện toàn cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên để các nhà trường, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá… tham gia tích cực vào việc cung ứng các chương trình học tập suốt đời.  
Phòng Văn hoá, Thông tin
 
 
Phòng Giáo dục và Đào tạo; Nhà văn hóa
STT Tên Kế hoạch thành phần Nội dung chính Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp
 
 
 
 
5
Kế hoạch Hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật có điều kiện thuận lợi để học tập suốt đời Xây dựng cơ chế liên ngành để cung cấp tài liệu học tập; hỗ trợ cho người lao động nông thôn, những người hết tuổi lao động, người nội trợ, người khuyết tật được thường xuyên học tập, cập nhật thông tin trên các lĩnh vực của đời sống và xã hội, chính trị, pháp luật, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ, kỹ thuật chăn nôi, trồng trọt, kinh tế gia đình… tại các trung tâm học tập cộng đồng.  
 
 
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
 
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng văn hoá, Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Hội người cao tuổi huyện; Hội Nông dân huyện.
 
 
 
 
6
 
Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động trong các công ty, doanh nghiệp
Tuyên truyền vận động công nhân lao động tham gia học tập suốt đời; tăng cường sự tham gia của các công ty, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp hoặc đào tạo lại cho công nhân lao động chuyển đổi nghề nghiệp.  
 
Liên đoàn lao động huyện
 
 
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
 
 
 
 
7
 
 
Kế hoạch Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động người dân tích cực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; xây dựng các mô hình học tập phù hợp để thực hiện các mục tiêu của đề án mô hình “cá nhân học tập”, “gia đình học tập”, “dòng họ học tập”, “cộng đồng, khu dân cư học tập”; “tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp học tập”.  
 
 
Hội Khuyến học huyện
 
Phòng Giáo dục và Đào tạo; phòng Văn hoá, Thông tin, Nhà văn hóa, Đài truyền thanh; Hội Cựu giáo chức huyện; Hội Người cao tuổi huyện; Hội Phụ nữ huyện.
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Phòng GD&ĐT

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip