Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

21:04 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 66


Hôm nayHôm nay : 18383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 518319

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22389843

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Văn bản chỉ đạo » Văn bản Phòng GD&ĐT

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học

Thứ tư - 29/10/2014 21:30
Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học

Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học
     UBND HUYỆN MỸ ĐỨC         CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
1 1                                                                                  
        Số: 745/HD-PGD&ĐT                   Mỹ Đức, ngày 29 tháng 8 năm 2014
                
 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2014-2015
CẤP TIỂU HỌC
1                
          Căn cứ Công văn số 7647/SGD&ĐT-GDTH ngày 25/8/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 và Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014-2015 của ngành giáo dục Mỹ Đức, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 đối với cấp Tiểu học như sau:
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Năm học 2014-2015 tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khối lần thứ nhất, giáo dục tiểu học Mỹ Đức tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua lồng ghép với việc thực hiện nội dung các cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và các cuộc vận động của ngành giáo dục Hà Nội; Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng xây dựng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới, phương pháp Bàn tay nặn bột, mở rộng áp dụng tại các trường có điều kiện trên tinh thần tự nguyện; đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; Quan tâm công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập, tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ tự kỷ; tích cực triển khai dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới ở những nơi có đủ điều kiện; duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia; tiếp tục đổi mới công tác quản lí chỉ đạo, nâng cao đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
Quan tâm đầu tư xây mới phòng học, giảm các điểm trường lẻ, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy và học.
 
 
B-NHIỆM VỤ CỤ THỂ
I. Phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua.
1. Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Việc triển khai thực hiện các cuộc vận động cần thiết thực, cụ thể, phù hợp với yêu cầu đặc thù của địa phương và cấp học, coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, nhân cách nhà giáo; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lí nghiêm những hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể học sinh.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm; Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND, ngày 25/6/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý dạy thêm học thêm. Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, không để học sinh ngồi nhầm lớp; không tổ chức thi học sinh giỏi ở tất cả các cấp quản lí.
- Tăng cường công tác quản lý thu chi trong các trường tiểu học, thực hiện nghiêm túc theo công văn số 5584/BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; công văn 669/PGD&ĐT ngày 29/7/2014 của Phòng GD&ĐT về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản khác năm học 2014-2015.
2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm xây dựng trường, lớp sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; đủ nhà vệ sinh sạch sẽ cho học sinh và giáo viên. Được công nhận đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tổ chức giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm, nhân rộng các điển hình về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
       - Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Thực hiện quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
       - Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống, tuyên truyền giáo dục về lịch sử địa phương, đặc biệt truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian, hoạt động tập thể phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Hướng dẫn để khuyến khích học sinh chủ động tham gia tổ chức, điều khiển các hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tiếp tục thực hiện việc giảng dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Hà Nội”.
- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.
- Tổ chức "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh thích nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học.
- Tổ chức lễ ra trường trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trước khi ra trường .
II/ Thực hiện Kế hoạch dạy - học và Chương trình giáo dục
         1.Thực hiện kế hoạch giáo dục:   
1.1. Đối với trường, lớp dạy học 1 buổi/ ngày: thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) được thực hiện tích hợp, lồng ghép vào các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thủ công/Kĩ thuật theo hướng dạy học phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hóa, nghề nghiệp của địa phương, năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường). Các trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu đảm bảo đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng. Việc giao bài tập về nhà với số lượng và mức độ vừa phải phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh.
          1.2. Đối với trường, lớp dạy học 2 buổi/ ngày: tiếp tục mở rộng qui mô nâng số học sinh học 2 buổi/ ngày đạt  tỷ lệ trên 70% và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ ngày để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện. Thời lượng tối đa không quá 7 tiết giáo dục văn hóa/ngày (đối với những lớp học tiếng Anh tăng cường hoặc làm quen tiếng Anh dạy không quá 37 tiết/tuần). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tự học và tạo mọi điều kiện để học sinh hoàn thành bài học tại lớp và sử dụng có hiệu quả tài liệu bổ trợ, tuyệt đối không yêu cầu học sinh làm thêm bài tập ở nhà. Nghiêm cấm việc tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả các ngày nghỉ). Các trường ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cần tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động ngoại khóa, hoạt động  giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ ... được tổ chức linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh. (Không tổ chức các câu lạc bộ để ôn, luyện các bộ môn văn hóa: Tiếng Việt, Toán).
          * Đối với việc trông giữ học sinh ngoài giờ học chính khóa (tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn số: 8843/SGD&ĐT-GDTH ngày 10/9/2013 của Sở GD&ĐT)
          1.3. Đối với các lớp dạy học trên 5 buổi/tuần: tham khảo Hướng dẫn học 2 buổi/ngày của Sở GD & ĐT để lập kế hoạch dạy học cho các khối, lớp.  
          2. Chương trình:
- Tiếp tục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đảm bảo mục tiêu của giáo dục tiểu học, các trường chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông; Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về hướng dẫn nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2014 - 2015.  Việc điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh, thời gian thực tế và điều kiện dạy học của địa phương trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và đinh hướng phát triển năng lực học.
 Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS; ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên. Tăng cường giáo dục lịch sử, địa lý địa phương giúp cho học sinh thêm hiểu biết và giáo dục tình cảm và tình yêu quê hương.  
- Dạy Ngoại ngữ và Tin học thực hiện theo Hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện dạy 4 tiết/tuần từ lớp 3,4,5 ở các trường dạy học 2 buổi/ ngày và các trường có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất theo chương trình của Bộ Giáo dục &  Đào tạo. Lưu ý: Dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, trong đó tập trung phát triển hai kĩ năng nghe và nói; Các giáo viên chưa đạt chuẩn năng lực tiếng Anh hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học thì được bố trí đi học để đạt chuẩn/yêu cầu trước khi phân công dạy học.
Các trường khác: Trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh có thể dạy học theo chương trình tự chọn 2 tiết/ tuần hoặc trên 2 tiết/tuần
Về tài liệu dạy học: thực hiện công văn số 4329/BGDĐT-GDTH, ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học Tiếng Anh tiểu học.
- Tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những trường có đủ điều kiện. Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục có nội dung Tin học - Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, nghiên cứu sáng tạo.
3. Triển khai thí điểm Mô hình trường học mới (VNEN)
- Tiếp tục thực hiện triển khai thí điểm mô hình trường học mới tại trường Hợp Thanh A và An Mỹ đối với lớp 3 và lớp 4. Tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục.
          Để việc thí điểm đạt hiệu quả, nhà trường cần làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường. Giáo viên  hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết. Nhà trường cần chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung trường học mới với phụ huynh và cộng đồng tạo sự gắn kết chặt chẽ nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong phú. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng.
4. Tiếp tục thực hiện vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3 môn Khoa học ở lớp 4,5 theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, và Công văn số 3535 /BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác;
5. Trường Tiểu học Tế Tiêu căn cứ vào 5 tiêu chí trường chất lượng cao (CLC) để có kế hoạch xây dựng, triển khai thí điểm mô hình trường chất lượng cao trong những năm tiếp theo.
6. Tập  trung thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học:
- Tổ chức dạy học theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Những nơi có điều kiện chủ động thực hiện mô hình dạy học phân hoá theo các nhóm đối tượng học sinh trong cùng một lớp đảm bảo phù hợp với từng đối tượng.
- Tập trung chỉ đạo dạy - học và tổ chức các hoạt động đối với học sinh lớp 1 (ưu tiên từ phân công giáo viên, CSVC, trang thiết bị dạy học… cho lớp 1).
- Tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học, vận dụng linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh địa phương. Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ động thực hiện phân phối chương trình môn học theo từng tuần. Mỗi giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản của chương trình.
- Kế hoạch dạy học phải thể hiện rõ những hoạt động của giáo viên và học sinh. Kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho giờ học trên lớp nhẹ nhàng và có hiệu quả cao, tuyệt đối không dạy quá tải, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ máy móc; coi trọng thực hành vận dụng, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5 giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng ghi vở và khả năng tự học. Các nhà trường cần xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học.
          - Đổi mới và tổ chức hiệu quả sinh hoạt chuyên môn (SHCM) tại các tổ, khối chuyên môn trong trường, khuyến khích tổ chức SHCM giữa các trường tiểu học trong huyện hoặc ngoài huyện nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí trong chỉ đạo chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm cho giáo viên trong hoạt động dạy học, kịp thời tháo gỡ những khó khăn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới các hoạt động đánh giá học sinh,... cho giáo viên, tạo cơ hội để mỗi cán bộ, giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức SHCM thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chuyên đề “Luyện phát âm và viết đúng hai phụ âm đầu L, N” đối với giáo viên và học sinh cấp Tiểu học ở các trường, địa phương phát âm chưa chuẩn.
6. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Tiếp tục đổi mới nhận thức đánh giá bằng nhận xét phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh nhận xét, đánh giá “hành vi đạo đức” của trẻ quá nặng nề, không phù hợp tâm lý trẻ. Triển khai các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học sinh.
- Thực hiện khảo sát chất lượng đầu năm học môn Tiếng Việt và Toán đối với học sinh khối 2,3,4,5 để phân loại học sinh trong lớp, điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng (không tổ chức khảo sát để sắp xếp lại lớp); Các trường tiểu học quản lý tốt việc kiểm tra định kỳ cuối kỳ I để có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém vươn lên trong học kỳ II. Ở từng môn học, từng lớp học, không vì thành tích mà vi phạm nguyên tắc chính xác, khách quan trong đánh giá, xếp loại học sinh. Kiểm tra định kỳ và xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh lớp 5 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy định Đánh giá học sinh tiểu học (thay thế Thông tư số 32/TT-BGD ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học).
-  Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật đánh giá theo Thông tư 39/2009/TTBGD&ĐT ngày 29/12/2009 của Bộ GD & ĐT về Qui định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Kiểm tra, đánh giá học sinh căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, việc kiểm tra, đánh giá phải góp phần làm giảm sự học tập quá tải ở học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó chú trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về những nội dung học sinh đã thực hiện được và những nội dung chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời.
7. Tổ chức tốt các kỳ thi:
- Tiếp tục tổ chức thi trang trí lớp học cấp trường;
- Giao lưu học sinh giỏi các lớp 3, 4, 5 cấp huyện;
- Giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp trường (tiểu học An Phú);
- Thi viết chữ đẹp cấp trường, cấp huyện; (có văn bản hướng dẫn sau)
- Thi Ô lim pic tiếng Anh các cấp (có văn bản hướng dẫn sau);
- Tham gia thi giải toán trên internet, tiếng Anh trên internet;
- Thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề - giáo viên dạy giỏi môn Lịch sử (Tích hợp GD Lịch sử địa phương). (Có văn bản hướng dẫn sau).
- Thi giáo viên dạy giỏi theo tinh thần dạy đủ môn và ở các khối lớp. Cấp Huyện  (có văn bản hướng dẫn sau).
8. Về các hoạt động giáo dục khác:
- Về hoạt động giáo dục đạo đức: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc kế hoạch 3842/KH-GD&ĐT ngày 23/3/2009 về giáo dục đạo đức, pháp luật, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh Tiểu học. Coi trọng nội dung giờ sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ và sinh hoạt truyền thống; đổi mới phương pháp dạy - học môn Đạo đức, thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức vào các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, triển khai giảng dạy tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
-  Tích cực tổ chức và tham gia các cuộc thi thể dục thể thao. Khuyến khích tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh về các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học.
- Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học, các quy định về vệ sinh trường học. Đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền và phòng chống các loại dịch bệnh. Vận động tối đa học sinh tham gia bảo hiểm y tế để tạo điều kiện phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hỗ trợ kinh phí để xây dựng phòng y tế của nhà trường. Kết hợp các chương trình giáo dục “Dinh dưỡng học đường”, “Vệ sinh răng miệng”, “Bảo vệ môi trường”... với các hoạt động hỗ trợ giáo dục ngoại khóa khác.
-  Thực hiện tốt kế hoạch phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh thông qua chương trình nội khóa và các hoạt động ngoại khoá tại các nhà trường, xây dựng trường học an toàn.
-  Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với Huyện đoàn để triển khai tốt công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường.
         III/ Sách, thiết bị giáo dục.
1. Sách giáo khoa:
-  Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh:
 
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
1. Tiếng Việt 1 (tập 1)
2. Tiếng Việt 1 (tập 2)
3. Vở Tập viết 1 (tập 1)
4. Vở Tập viết 1 (tập 2)
5. Toán 1
6. Tự nhiên và Xã hội 1   
1. Tiếng Việt 2
(tập 1)
2. Tiếng Việt 2
(tập 2)
3. Vở Tập viết 2 (tập 1)
4. Vở Tập viết 2 (tập 2)
5. Toán 2
6. Tự nhiên và Xã hội 2
 
1. Tiếng Việt 3 (tập 1)
2. Tiếng Việt 3 (tập 2)
3. Vở Tập viết 3 (tập 1)
4. Vở Tập viết 3 (tập 2)
5. Toán 3
6. Tự nhiên và Xã hội 3
 
1. Tiếng Việt 4 (tập 1)
2. Tiếng Việt 4 (tập 2)
3. Toán 4
4. Đạo đức 4
5. Khoa học 4
6. Lịch sử và Địa lí 4
7. Âm nhạc 4
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4
1. Tiếng Việt 5 (tập 1)
2. Tiếng Việt 5 (tập 2)
3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và Địa lí 5
7. Âm nhạc 5
8. Mĩ thuật 5
9. Kĩ thuật 5
-  Thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con liệt sĩ, con thương binh. Tăng cường xây dựng tủ sách dùng chung nhằm tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh diện chính sách, đồng thời giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo quản sách để có thể sử dụng trong nhiều năm bảo đảm ngay từ khi bước vào năm học mới tất cả học sinh đều có sách giáo khoa để học tập.
- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách, vở hàng ngày để học sinh không phải mang theo nhiều sách, vở khi tới trường; Nơi nào có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp. Sử dụng có hiệu quả sách và tài liệu của thư viện nhà trường.
-  Khuyến khích các trường áp dụng mô hình “thư viện xanh”, “thư viện thân thiện”, “thư viện mở”…phù hợp điều kiện thực tế của địa phương. Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm và kiểm soát việc đưa tài liệu tham khảo, bổ trợ vào các nhà trường. Hiệu trưởng các nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát và hướng dẫn sử dụng tài liệu tham khảo, bổ trợ ở các lớp để đảm bảo có hiệu quả.
2. Thiết bị dạy học:
- Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (TBDH) để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành (Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lí tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường tham mưu với UBND huyện, xã, thị trấn từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế  đối với học sinh trường tiểu học.
- Khai thác mọi nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội. Thực hiện sử dụng phần mềm EQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học ba kì đảm bảo chính xác, kịp thời.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học thông qua các hoạt động làm mới, cải tiến, sửa chữa đồ dùng dạy học; thu thập, tuyển chọn các sản phẩm tốt để lưu giữ, phổ biến, nhân rộng trong trường, toàn ngành. Tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học một cách thiết thực và hiệu quả (tránh lạm dụng và hình thức), hướng dẫn học sinh tích cực sử dụng bộ đồ dùng học tập đã được trang bị. Khuyến khích sử dụng các phần mềm dạy học, thiết bị điện tử  phục vụ việc dạy và học.
- Các nhà trường thường xuyên rà soát,  kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học đồng thời quan tâm việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của viên chức phụ trách thiết bị dạy học. Bảo quản tốt và sử dụng hiệu quả đàn piano kĩ thuật số (đối với các đơn vị được cấp) trong giờ học Âm nhạc và các hoạt động giáo dục khác. Tuyệt đối tránh tình trạng THBDH, đồ dùng tới lớp mà không được sử dụng.
IV/ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND huyện để các trường có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Thực hiện tốt chỉ thị số 40-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
1- Chú trọng bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên về nội dung, quan điểm đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo cấp học nói chung, công tác chỉ đạo và quản lí việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nói riêng. Tiếp tục quan tâm đánh giá và bồi dưỡng nâng cao năng lực theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới quản lí chỉ đạo và trong đổi mới phương pháp dạy học. Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012). Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh học bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng chuẩn trình độ theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu.
        2- Để học sinh được học đủ số môn, số tiết và đảm bảo chất lượng dạy học, các trường không đủ giáo viên dạy các môn chuyên biệt (Tiếng Anh, Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc) cần có kế hoạch  bồi dưỡng giáo viên để dạy đủ và đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện.  
3- Tăng cường tổ chức các chuyên đề về dạy - học các môn học để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở các khối lớp. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò và vị trí của công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học; nâng cao trình độ tin học cho giáo viên. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Thực hiện đúng qui định về việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, đảm bảo chất lượng.
          4- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong hoạt động dạy học, đặc biệt là trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời với việc nâng cao năng lực và nghiệp vụ sư phạm trong giáo dục học sinh.
V. Dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 1. Đối với học sinh dân tộc thiểu số
Các trường có học sinh dân tộc thiểu số tiếp thực hiện công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Công văn số 145/TB-BGDĐT ngày 02/7/2010 về việc Thông báo Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị giao ban dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học và chỉ đạo các trường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các hoạt động dạy học tiếng Việt trong các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động, thư viện mở; tổ chức giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”,… Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần, hoặc dạy học 2buổi/ngày cho học sinh lớp 1, các trường có thể điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các các môn học khác để tập trung dạy học tiếng Việt cho học sinh.
2- Đối với trẻ em khuyết tật:
Các nhà trường cần thực hiện tôt: Luật người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật: Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối với người khuyết tật.
Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các nhà trường. Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật. Huy động tối đa trẻ tàn tật còn sức khoẻ ra các lớp hoà nhập, bán hoà nhập, giới thiệu đến các trường chuyên biệt. Nhà trường cần huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho học sinh và giáo viên trong dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật.
VI/ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Điều chỉnh quy mô sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất; Xây dựng trường chuẩn quốc gia; Trường chất lượng cao
1. Duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 2:
- Triển khai thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 ở tất cả các xã, thị trấn.
- Học sinh tiểu học học đúng độ tuổi (cả cấp học) đạt trên 99%.
- Vận động tối đa và tạo mọi cơ hội để các em có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi ra lớp.
- Nâng cao hiệu quả công tác thu thập và quản lý số liệu công tác PCGD. Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu thập, quản lí số liệu về PCGDTH. Triển khai phần mềm phổ cập theo Công văn số 7475/BGDĐT-KHTC ngày 14/10/2013 về việc Hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin điện tử quan lý PCGD-XMC.
- Các trường tham mưu với UBND xã, thị trấn tự kiểm tra, đánh giá công tác PCGD đúng độ tuổi Mức độ 1 và Mức độ 2 theo Thông tư 36/2009/TT BGD&ĐT ngày 4/12/2009 của Bộ GD & ĐT nhằm phản ánh đúng tình hình thực tế, phấn đấu đạt chuẩn ở mức độ cao hơn. Chủ động tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực với giải pháp tích cực để duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng PCGDTH đúng độ tuổi đạt chuẩn Mức độ 2.
 2.Tích cực tham mưu đầu tư cơ sở vật chất
- Xoá phòng học cấp 4, phòng học xuống cấp, bổ sung phòng học và các phòng chức năng để thực hiện tốt việc tổ chức học 2 buổi/ngày; từng bước giảm các điểm trường lẻ; đảm bảo tất cả các nhà trường đều có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. Khuyến khích các trường tổ chức bán trú cho học sinh sao cho hiệu quả, thiết thực, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các trường vẫn còn bàn ghế chưa đúng quy cách cần tham mưu với chính quyền các cấp để mua mới, thay thế đáp ứng các tiêu chuẩn về bàn, ghế học sinh theo qui định của thông tư 26/2011/TTLT-BGD&ĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 về tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, THCS, THPT.
- Các trường quan tâm đầu tư xây dựng thư viện đảm bảo theo các tiêu chuẩn của thư viện chuẩn. Các trường thư viện đạt chuẩn (tiên tiến) phấn đấu xây dựng thư viện đạt tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.
 
   3. Xây dựng trường tiểu học chuẩn quốc gia:
Các nhà trường rà soát, đánh giá theo Thông tư 59/2012/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 về ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và các văn bản hướng dẫn của Bộ, căn cứ kết quả đánh giá lập kế hoạch báo cáo Phòng GD&ĐT, đề ra hướng phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia ở mức độ I. Năm học này, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học  Hợp ThanhB, Tuy LaiA đạt chuẩn quốc gia mức I. Các trường cần đầu tư nội thất, thiết bị đầy đủ, khang trang, sạch, đẹp đảm bảo quy định về Mức chất lượng tối thiểu. 
Các nhà trường đã được công nhận đạt chuẩn giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2007 tổ chức rà soát theo tiêu chuẩn quy định trong Thông tư 59, đề nghị Phòng GD&ĐT kiểm tra lại, tham mưu UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất từ đó trình UBND Thành phố kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Các trường được công nhận trường chuẩn quốc gia từ năm 2007 đến năm nay tiếp tục bổ sung các điều kiện để phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II.
VII/ Đổi mới công tác quản lý:
         1. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục:
         - Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra chuyên môn và quản lý chất lượng giáo dục, tăng cường trật tự, kỷ cương, nền nếp trong trường tiểu học. Thanh tra công tác quản lý việc dạy thêm học thêm, công tác thu - chi trong trường học. Tăng cường kiểm tra đột xuất; xử lý nghiêm các sai phạm sau thanh tra, kiểm tra.
          - Thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục:100% các nhà trường tiến hành tự kiểm định, Phòng GD&ĐT kiểm tra 100% số trường. Sở GD&ĐT đánh giá ngoài 1 trường trong huyện (Tiểu học Hương SơnC). 
          2. Công tác thi đua khen thưởng:
          Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng với tinh thần thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” của ngành. Tổ chức các phong trào thi đua phải thiết thực và hiệu quả, đánh giá thi đua phải công bằng, khách quan, kết quả thi đua phải có tác dụng tích cực nhằm động viên và thúc đẩy các phong trào. Tiếp tục duy trì các cụm thi đua và giao ban, kiểm tra chéo cụm thi đua trong năm học.
          3. Công tác quản lý, chỉ đạo:
           Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, thực hiện nghiêm túc phương châm “kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao”;  thực hiện đúng chế độ thu chi tài chính, tuyển sinh theo quy định. Chống dạy thêm và ép buộc học sinh học thêm ở tiểu học dưới mọi hình thức. Thực hiện “Ba công khai” và “Bốn kiểm tra” theo Chỉ thị số 47/2008/CT-BGD&ĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Các trường Tiểu học thực hiện nghiêm túc Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo công khai dân chủ. Kiên quyết chống những biểu hiện tiêu cực trong quản lý dẫn đến mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
   - Các trường tiểu học và trung học cơ sở trên cùng địa bàn phối hợp tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm theo chỉ đạo của Phòng GD&ĐT cho học sinh lớp 6 nhằm đánh giá thực chất hiệu quả dạy học. Trong mỗi nhà trường cần tổ chức tốt việc bàn giao chất lượng học sinh lớp dưới lên lớp trên và thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Khuyến khích sử dụng các phần mềm quản lý học sinh, quản lý cán bộ giáo viên. Tăng cường tổ chức phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực tập trung cho giáo dục; tăng cường hoạt động có hiệu quả của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm phối hợp, hỗ trợ công tác giáo dục cho nhà trường; thực hiện tốt môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội;
Về công tác tài chính các khoản thu, chi trong trường tiểu học: các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc theo Công văn số 234/HD-UBND ngày 17/3/2014 của UBND huyện Mỹ Đức về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các trường Mầm non, Tiểu học, THCS của huyện Mỹ Đức; Công văn số 669/PGD&ĐT ngày 29/7/2014 về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản khác năm học 2014-2015 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức.
           4. Thực hiện thông tin báo cáo theo định kỳ:
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định, bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ. Các trường cần có chế độ cập nhật, lưu  trữ thông tin giáo dục, coi thông tin báo cáo là một trong các hoạt động quan trọng của quản lý giáo dục ở trong các nhà trường. Tiếp tục ứng dụng tin học vào việc nhận và gửi công văn giữa các nhà trường và Phòng GD&ĐT. Cập nhật website Phòng GD&ĐT, hộp thư điện tử ít nhất 2 lần/ngày để nhận công văn chỉ đạo. Thường xuyên kiểm tra để đường truyền internet được thông suốt, nếu gặp vấn đề trục trặc phải sửa chữa ngay, tránh để tình trạng không nhận được thông tin chỉ đạo một cách kịp thời; thực hiện sử dụng phần mềm EQMS trong công tác báo cáo số liệu thống kê chất lượng giáo dục tiểu học ba kì đảm bảo chính xác, kịp thời (đầu năm: trước ngày 15/9, giữa năm: trước ngày 10/01 và cuối năm: trước ngày 25/5.
 
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
 Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT, các nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học một cách cụ thể đối với đơn vị mình. Phòng GD&ĐT sẽ kiểm tra, đánh giá, xếp loại các đơn vị theo các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ năm học mà Phòng đã đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề vướng mắc cần giải quyết, các nhà trường phản ánh về Phòng Giáo dục và Đào tạo (bộ phận tiểu học) để kịp thời giải quyết.
 
Nơi nhận:                                                                                                                        TRƯỞNG PHÒNG
- Sở GD&ĐT (b/c);
- Đ/c Nguyễn Văn Hậu - Phó CTUBND huyện (b/c);                                                         đã ký
- LĐ, CV Phòng GD&ĐT (c/đ);
- Các trường TH (th/h);                                                                                      
- Lưu: VT.
                                                                                                                                                    Đặng Văn Viện

 
  
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CẤP TIỂU HỌC
Năm học 2014-2015
(Kèm theo văn bản Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2014-2015)
 
* Tháng 9, tháng 10/2014 :
          - Ổn định tổ chức, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học. Tổ chức ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường” - khai giảng năm học mới.
- Các nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng học tập đầu năm học.
- Các trường tổ chức Hội thi tiếng hát Thầy và trò cấp trường, cấp cụm;
- Triển khai công tác chuyên môn đầu năm học. Tổ chức chuyên đề các môn học theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
- Triển khai đại trà giảng dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh thủ đô (theo hướng dẫn của Sở).
         - Nộp báo cáo đầu năm học về Phòng GD&ĐT (trước ngày 15 tháng 9/2014).
         - Các trường tổ chức tự kiểm định chất lượng giáo dục, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; thi GVG chuyên đề Lịch sử địa phương cấp huyện, Thành phố.
       - Các trường kiểm tra khảo sát tự đánh giá theo tiêu chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, trường học thân thiện và có kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn QG, trường học thân thiện của đơn vị.
       - Kiểm tra, tư vấn, góp ý xây dựng trường chuẩn QG.
       - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa giáo dục tập thể cho HS ở các trường:
       + Tổ chức hoạt động hưởng ứng “Tháng ATGT” trong các trường tiểu học, tập huấn giáo dục môi trường.  
       + Các nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động “Phòng chống tai nạn thương tích cho HS”; Chương trình Y tế học đường, tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, vệ sinh an toàn thực phẩm, … theo hướng dẫn của Phòng và Trung tâm y tế.
       - Tổ chức thi trang trí lớp học cấp trường.
       - Phòng GD&ĐT kiểm tra công tác phổ cập GDTHĐĐT – CMC năm 2014.
       - Các trường nộp báo cáo đăng kí danh hiệu thi đua năm học 2014-2015.
       - Phòng GD&ĐT thanh tra, kiểm tra các hoạt động của nhà trường.
 
* Tháng 11, tháng 12/2014:
- Tiếp tục tổ chức chuyên đề các môn học.
        - Kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.
       - Tiếp tục kiểm tra, tư vấn, góp ý xây dựng trường chuẩn QG.
       - Phòng GD tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện.
       - Thi Toán và Tiếng Anh trên internet cấp trường.
       - Kiểm tra, đánh giá phong trào, thi “Vở sạch chữ đẹp” ở cấp trường.
       - Các trường nộp báo cáo giữa Học kì 1 (trước ngày 15 tháng 11) .
       - Sở kiểm tra công nhận PCGDTH đúng độ tuổi.
       - Tổ chức các hoạt động giáo dục HS kỉ niệm các ngày lễ  20/11 ; 22/12
       - Phòng GD&ĐT thanh tra, kiểm tra các hoạt động của nhà trường.
       - Thi giáo viên giỏi các môn văn hóa cấp huyện.
       * Tháng 1, tháng 2/2015:
       - Kiểm tra Học kì và Sơ kết Học kì 1. 
       - Các trường nộp báo cáo Học kì 1 (trước ngày 15/1).
       - Hội nghị sơ kết học kì 1 và triển khai nhiệm vụ học kì II.
       - Tổ chức các hoạt động giáo dục HS trong nhà trường: Kỉ niệm ngày 3/2.v..v
       - Thi giáo viên dạy giỏi cấp TP môn văn hóa.
       - Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thi trang trí lớp học.
       - Kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.
       - Tiếp tục khảo sát tư vấn xây dựng trường chuẩn Quốc gia và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
       - Thi Toán và Tiếng Anh trên internet cấp quận huyện.
       - Phòng GD&ĐT thanh tra, kiểm tra các hoạt động của nhà trường.
 
* Tháng 3, tháng 4/2015 :
- Tổ chức thi viết chữ đẹp cấp huyện.  
- Kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.
- Tổ chức Giao lưu học sinh giỏi lớp 3, 4,5 cấp huyện.
- Thi Olimpic Tiếng Anh cấp huyện, cấp thành phố.
         - Thi Toán và Tiếng Anh trên internet cấp Thành phố.
- Kiểm tra thư viện đạt chuẩn.
- Kiểm tra khảo sát thi đua trường tiên tiến xuất sắc.
- Tiếp tục khảo sát tư vấn xây dựng trường chuẩn QG và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
- Phòng kiểm tra các hoạt động của nhà trường.
 
* Tháng 5, tháng 6/2015:
- Tiếp tục kiểm tra thư viện đạt chuẩn.
- Tiếp tục khảo sát tư vấn xây dựng trường chuẩn QG và kiểm tra công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
- Chỉ đạo ôn tập cho HS và kiểm tra cuối năm học.
- Thi giải toán trên internet các khối lớp, tiếng Anh trên internet, GL HS dân tộc
- Các trường nộp báo cáo cuối năm học (trước ngày 25/5/2015).
- Tổng kết năm học 2014-2015.
 
* Tháng 7, tháng 8/2015:
- Kiểm tra hoạt động Hè 2015.
- Tuyển sinh lớp 1 năm học 2014-2015.
- Kiểm tra công tác tuyển sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng chính trị hè và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học 2015-2016.
- Công tác chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
                                                                                          
                                

Tác giả bài viết: NKL

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip