Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

04:43 EDT Thứ ba, 16/04/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 13234

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 272141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22143665

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

Nâng cao chất lượng giáo dục thực chất hướng tới "Quản lý tốt, dạy tốt, học tốt"

Thứ tư - 11/09/2013 04:45
Nâng cao chất lượng giáo dục thực chất hướng tới “quản lý tốt, dạy tốt, học tốt”
 

 
Hơn 1,5 triệu học sinh (HS) và 110 nghìn cán bộ giáo viên (CBGV) ngành GD&ĐT Hà Nội đang náo nức khí thế bước vào năm học mới 2013-2014. Năm học bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và cũng là năm ghi dấu thời điểm 5 năm Hà Nội hợp nhất địa giới hành chính. Nhân dịp này, PV Tạp chí GĐTĐ đã có cuộc trao đổi với NGƯT Nguyễn Hữu Độ, Thành ủy viên, GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội.
* PV: Năm học mới 2013-2014 cũng là thời điểm tròn 5 năm Hà Nội hợp nhất địa giới hành chính. Hòa chung với sự phát triển của Thủ đô, ngành GD&ĐT đã có những bước phát triển như thế nào, thưa Giám đốc?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Việc mở rộng địa giới hành chínhbảo đảm cho Thủ đô Hà Nội có không gian đủ lớncho phát triển toàn diện và bền vững.Với vị trí là Thủ đô của cả nước, ngành GD&ĐT Hà Nội đã nỗ lực rất lớn để đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới của Thủ đô. Trong đó, nổi bật là những điểm ấn tượng sau:
Đầu tiên đó là sự đồng thuận, đoàn kết trách nhiệm, trí tuệ của tập thể lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từ cơ quan Sở GD&ĐT đến các đơn vị trường học trong toàn ngành. Khối lượng công việc lớn hơn, nhiều việc mới và khó hơn nhưng chúng ta đã cùng phấn đấu khắc phục khó khăn, vượt lên chính mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngay sau ngày 1/8/2008, trong 1 tuần Sở GD&ĐT Hà Nội đã sớm ổn định tổ chức bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ cơ quan Sở, thành lâp thêm 2 phòng mới là phòng HSSV và phòng GD có YTNN đảm bảo đủ điều kiện để sẵn sàng đón nhận và đáp ứng những nhiệm vụ mới của ngành.
Sự thay đổi về quan điểm trong đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đó là sự quan tâm đầu tư tập trung và đồng bộ không đầu tư dàn trải, chắp vá. Ngành GD đã tham mưu, đề xuất và được UBND Thành phố phê duyệt nhiều chính sách quan trọng giúp cho giáo dục phát triển. Đó là: Kế hoạch số 86 về việc xoá phòng học tạm, phòng học cấp 4 xuống cấp giai đoạn 2009 – 2010; Đề án “Nâng cao chất lượng GDMN Thành phố Hà Nội đến năm 2015”; Đề án xã hội hóa giáo dục; Quyết định về việc tăng định mức ngân sách của thành phố cấp trên đầu học sinhtừ 1,8 triệu lên 4 triệu; với cấp học MN từ 2 triệu lên 3,4 triệu; ban hành QĐ 14 về quản lý dạy thêm học thêm, để thống nhất quản lý trên 4 địa phương sau hợp nhất; Kế hoạch 83 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT giai đoạn 2012 – 2015; Kế hoạch 90 về đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2011 – 2018; TP ban hành 02 Quyết định về Quy hoạch phát triển hệ thống GD&ĐT và Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch 111 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011-2015...Đây là những quyết định, đề án, kế hoạch quan trọng giúp ngành giáo dục có nhiều điều kiện thuận lợi để ổn định và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thay đổi diện mạo ngành GD&ĐT Thủ đô.
Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy có nhiều đổi mới. Ngay sau hợp nhất thành phố đã thực hiện việc đổi tên một số trường học (do bị trùng tên), QĐ giải thể 8 trường bán công, Thực hiện chuyển các trung tâm GDTX thuộc quận, huyện quản lý về Sở GD&ĐT quản lý. Chuyển đổi mô hình 357 trường MN bán công nông thôn thành công lập, tuyển dụng mới hơn 20.000 giáo viên, nhân viên các cấp đảm bảo đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu chất lượng.
Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và từng bước hiện đại. Phát triển hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia (CQG) được coi là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Số trường đạt CQG của Hà Nội có bước phát triển đáng kể. Đến nay, toàn TP đã có 768 trường học được kiểm tra, thẩm định, đủ điều kiện để được công nhận trường CQG đạt tỷ lệ 32,1%, tăng 339 trường so với năm 2008.
Thành phố về cơ bản xóa các phòng học tạm, phòng học nhờ và phòng học cấp 4 xuống cấp, thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra, cụ thể là xây mới để thay thế được hơn 6.500 phòng học, với tổng kinh phí hơn 2000 tỷ đồng, làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn Thành phố. Nhiều công trình xây dựng cơ bản và một số công trình trọng điểm được tập trung đầu tư, như Dự án THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam kinh phí 429 tỷ đồng; dự án XD trường THPT chuyên Nguyễn Huệ gần 300 tỷ đồng; Dự án XD trường Trung cấp đa ngành Sóc Sơn tại huyện Sóc Sơn là 158 tỷ đồng. Dự án XD Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục với kinh phí 126 tỷ đồng… được triển khai theo hướng hiện đại, chuẩn hóa.
Chất lượng Giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng, có biện pháp tích cực giúp các trường còn khó khăn, rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường, giữa các vùng miền.
Trong 5 năm, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT tăng và giữ trong mức ổn định: năm 2009: 88,28%; 2010: 94,63%; 2011: 97,79%; 2012: 98,24%; 2013: 97,12%. Kết quả HS thi vào các trường Đại học luôn trên điểm sàn của cả nước từ 1 đến 1,5 điểm. Đặc biệt số lượng học sinh đỗ thủ khoa đầu vào các trường đại học ngày một tăng, năm 2012 có 59 thủ khoa xuất sắc.
Không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Hà Nội luôn giành thành tích xuất sắc trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia (cấp THPT). Năm học 2008 - 2009: 107 giải; 2009 - 2010: 118 giải;2010 - 2011: 130 giải; 2011 - 2012: 125 giải (tăng 6 giải Nhất so với năm học trước); 2012 - 2013: 130 giải (tăng 5 giải so với năm học trước), đứng đầu toàn quốc về số lượng giải và số giải Nhất.
Các đoàn HS Hà Nội tham dự các kỳ thi Olympic quốc tế đạt kết quả cao với tổng số 32 giải, trong đó có 01 Huy chương Vàng, 10 huy chương Bạc; 21 huy chương Đồng. Năm 2012, lần đầu tiên đại diện cho Việt Nam tham dự Hội thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật dành cho HS phổ thông (Intel ISEF) tổ chức tại Mỹ, HS Hà Nội đã đoạt giải Nhất quốc tế thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện và Cơ khí; năm 2013, giành giải Tư quốc tế tại kỳ thi Itel ISEF. Như vậy, trong 5 năm liền từ 2008 đến nay, lần lượt các đoàn học sinh Hà Nội dự thi Quốc tế đều đạt giải cao, chất lượng và số lượng giải cũng tăng hàng năm.
Chúng ta đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ với các tỉnh, thành bạn. Quan hệ quốc tế hữu nghị với nước bạn Lào, hợp tác tham quan học tập với bang Nam Úc – Ôxtrâylia, Singapore, Malaysia. Giao lưu, gắn bó với các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Bình… bằng nhiều hoạt động thiết thực như: ủng hộ sách vở, tài liệu, đồ dùng học tập, quần áo và tiền để hỗ trợ giáo viên, học sinh vùng sâu, trao đổi những kinh nghiệm về giáo dục.
Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngành GD Thủ đô đã biên soạn được Bộ tài liệu Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Hà Nội, đưa vào giảng dạy đại trà trong các nhà trường. Việc xây dựng và triển khai dạy Bộ tài liệu góp phần gìn giữ, phát triển văn hóa nghìn năm Thăng Long, xây dựng đội ngũ HS thành nhân trước khi thành tài, có kỹ năng sống, giá trị sống.
Công tác quản lý nhiều đổi mới, rõ mục tiêu phấn đấu, rõ phương châm thực hiện. Xây dựng được nền nếp kỷ cương trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Duy trì nền nếp giao ban định kỳ về công tác giáo dục với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã, nhờ vậy các chủ trương phát triển giáo dục ở từng địa phương được thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm và chất lượng. Việc đầu tư CSVC cho giáo dục, xây dựng trường CQG được quan tâm; Công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo làm kịp thời và giải quyết dứt điểm nhiều vụ việ

*PV: Bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, trong 5 năm qua còn những khó khăn gì mà ngành GD&ĐT Thủ đô cần tháo gỡ, thưa Giám đốc?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ:Sau khi được mở rộng địa giới, Giáo dục Hà Nội có quy mô lớn, địa bàn rộng và đa dạng, dân cư phân bố không đều. Bên cạnh những thuận lợi, Hà Nội vẫn còn một số khó khăn như CSVC trang thiết bị trường học tuy đã được đầu tư nhưng còn hạn chế. Một số trường còn có sĩ số HS/lớp, số lớp/trường còn cao. Đội ngũ GV ở một số quận huyện còn chưa đồng bộ về cơ cấu; Tỷ lệ GV có trình độ trên chuẩn chưa cao. Một bộ phận nhỏ CBGV còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, tin học, về năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, về đổi mới phương pháp dạy học. Tình trạng HS bỏ học còn tồn tại ở một số huyện. Chất lượng dạy và học của các trường chưa đồng đều, khoảng cách về chất lượng giữa các quận nội thành và các huyện vẫn còn chênh lệch. Việc quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế…
* PV: Bước vào năm học mới 2013-2014, ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Giám đốc?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Năm học 2013-2014, toàn ngành tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương trong toàn ngành vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục thực chất, với phương châm “kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao” và thực hiện trường 3 Tốt: “dạy tốt, học tốt và quản lý tốt”. Năm học này, chúng ta sẽ bắt tay nhân rộng các mô hình mới, trong đó sẽ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ mô hình trường công lập CLC; đồng thời quan tâm mở rộng mô hình trường, lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nhân dân. Triển khai mô hình Trường học mới VNEN, phương pháp “bàn tay nặn bột”. Tăng cường quản lý, đổi mới dạy học tạo sự chuyển biến về chất, thực hiện hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Từng buớc chuyển từ việc dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học hướng theo năng lực người học trên quan diểm “Dạy ít- học nhiều”, tránh nhồi nhét kiến thức, khuyến khích học sinh tự học, tạo điều kiện để HS được làm việc theo nhóm....Phấn đấu trong năm 2013, Thành phố hoàn thành phổ cập Giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi, hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi cấp độ 2 và phổ cập GD trung học về trình độ.
Tiếp tục đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đại trà trong đó chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng mềm, giáo dục quốc phòng an ninh cho HS. Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm trong các nhà trường theo QĐ 22 của UBND Thành phố.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nữa là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, chú trọng đầu tư CSVC cho các trường THPT, TT GDTX và tập trung chỉ đạo xây dựng trường CQG, nhất là ở các địa bàn đạt tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, quan tâm bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao năng lực người thầy giáo trong xu thế hiện nay. Chúng ta đào tạo, bồi dưỡng những người thầy dạy chứ không phải thợ dạy. Người thầy giáo dạy cần dạy HS bằng cả nhân cách của mình để hướng tới một chất lượng giáo dục thực chất. Điều này đòi hỏi việc quản lý chất lượng cũng phải có sự đổi mới, tăng thêm trách nhiệm của người thầy thay vì trách nhiệm chỉ thuộc về Ban giám hiệu như lâu nay chúng ta vẫn quan niệm.
*PV: Một trong những trọng tâm của năm học mới 2013-2014, theo QĐ của Thành phố, Hà Nội sẽ bắt tay vào xây dựng 35 trường công lập chất lượng cao (CLC) trên cơ sở các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ, chương trình, cơ chế tài chính đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Xin Giám đốc nói rõ hơn việc này?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Trên thực tế, từ năm 2009, HĐND TP Hà Nội có Nghị quyết số 06/2009/NĐ-HĐND về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo và y tế của TP Hà Nội giai đoạn 2009-2015 theo tinh thần của Nghị quyết số 35/2009/NQ-QH12 của Quốc hội Khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo, theo đó: “Thí điểm chuyển 30 đến 35 trường công lập có điều kiện phát triển thực hiện đảm bảo chi phí thường xuyên và hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao”.Đến nay đã có 18 trường đang thực hiện thí điểm theo mô hình này.
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 vừa được Quốc hội thông qua có quy định: “Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện”;
Thực hiện Luật Thủ đô, ngày 17/7/2013, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô, theo đó: Mức trần học phí của cơ sở giáo dục công lập CLC năm học 2013 - 2014 từ 2,9 triệu đồng/hs/tháng đến 3,0 triệu đồng/hs/tháng. Căn cứ mức trần này, thủ trưởng cơ sở giáo dục công lập CLC được thí điểm phải căn cứ điều kiện KT-XH của địa bàn, cùng với cam kết thực hiện chất lượng cao theo tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và kết quả kiểm định để quyết định mức thu học phí sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của UBND quận, huyện, thị xã hoặc Sở GD&ĐT theo phân cấp quản lý.
Các trường đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 06/2009/NQ-HĐND (mô hình cung ứng dịch vụ CLC), sau khi được thẩm định nếu đạt đủ điều kiện sẽ được thí điểm thực hiện cơ chế trường CLC, nếu không đạt sẽ chuyển lại thành các trường công lập bình thường.
Như vậy, việc thành lập một số trường MN và PT chất lượng cao tại Hà Nội là phù hợp với qui định của Luật Thủ đô, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bên cạnh các cơ sở pháp lý thì căn cứ theo thực tiễn nhu cầu học tập rất đa dạng của nhân dân, ngành GD đã tham mưu xây dựng mô hình trường công CLC bên cạnh các trường tổ chức học cho những HS năng khiếu, HS giỏi. Đó là: trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, trường THPT có lớp chuyên như THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây đã đáp ứng gần 3% nhu cầu học tập, ngoài ra còn có các trường có yếu tố nước ngoài; trường công lập…, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân.
Ngành đã tham mưu UBND TP ban hành 02 Quyết định 20/2013/QÐ-UBND và Quyết định 21/2013/QÐ-UBND. Theo đó, nhấn mạnh 5 tiêu chí: cơ sở vật chất, đội ngũ CBQL-GV, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ trong giáo dục; đồng thời xây dựng quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao của các trường, trong đó nói rõ về việc xây dựng và thẩm định chương trình giáo dục bổ sung. Tùy theo cấp học, các yêu cầu trong từng tiêu chí có sự điều chỉnh, song đều hướng tới mục đích cuối cùng là bảo đảm điều kiện chăm sóc, dạy, học tốt nhất để tạo ra những "sản phẩm" có chất lượng toàn diện. 
Chủ trương của TP là trường công lập CLC chỉ tổ chức ở những khu vực đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn. Đây là mô hình mới tạo đà cho giáo dục Hà Nội phát triển và chủ động hội nhập với khu vực và quốc tế.
* Tuy nhiên, dư luận còn nhiều băn khoăn về mô hình này. Xin Giám đốc giải thích rõ hơn về mục đích xây dựng mô hình mới trong hệ thống giáo dục Thủ đô?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Như trên đã nói, một trong những nguyên tắc bắt buộc khi triển khai mô hình này là chỉ phát triển trường CLC ở những khu vực đã có đủ chỗ học cho HS và việc theo học là tự nguyện. Tùy theo điều kiện và khả năng, HS có quyền quyết định lựa chọn mô hình học phù hợp. Mô hình trường CLC của Hà Nội được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị ban đầu và có lộ trình để tiến tới thực hiện tự chủ toàn phần theo NĐ 43 của Chính phủ.
Thời gian qua, thực hiện Chương trình 07 của Thành ủy Hà Nội khoá 14 về phát triển một số ngành cung ứng dịch vụ trình độ chất lượng cao, trong đó có ngành GD và ÐT cho phép 18 trường thực hiện thí điểm mô hình trường CLC đã được người dân Thủ đô đánh giá cao. Với phương thức tuyển sinh công khai, minh bạch, bình đẳng cho mọi đối tượng học sinh, bảo đảm quyền được học, cơ hội học tập của trẻ em. Học sinh Thủ đô đã được học tập, rèn luyện trong những môi trường giáo dục tiệm cận tiên tiến, hiện đại, được thụ hưởng các điều kiện về cơ sở vật chất và giáo dục CLC giống như những cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài nhưng chi phí lại thấp hơn nhiều lần.
* PV: Các trường học nằm trong kế hoạch xây dựng trường công lập CLC cần chuẩn bị những gì để triển khai mô hình này đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và niềm tin của xã hội, thưa Giám đốc?
- Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Theo phân cấp, thời gian tới đây, các quận huyện theo kế hoạch của UBND sẽ tiến hành xây dựng mô hình trường công lập CLC. Vấn đề đặt ra của Thành phố là tổ chức kiểm định, đánh giá trường được công nhận CLC. Ngành GD tham mưu với TP ban hành qui trình kiểm định trường đạt CLC. TP sẽ lập hội đồng kiểm định, giao Giám đốc Sở GD&ĐT chủ trì để thành lập đoàn kiểm định. Về qui trình, dự kiến các trường tự kiểm định theo qui chế được ban hành, sau đó đề xuất lên phòng GD&ĐT (với các trường MN, TH, THCS), lên Sở GD&ĐT (với các trường THPT).
Trường thuộc khối quận, huyện, UBND quận sẽ thẩm định đề xuất của các đơn vị trực thuộc, sau đó có văn bản đề xuất lên UBND TP. Hội đồng kiểm định TP sẽ tiến hành kiểm định chất lượng nhà trường. Nếu đạt yêu cầu sẽ có văn bản đề xuất báo cáo UBND TP để ra QĐ công nhận trường CLC. Khi trường đạt các yêu cầu đề ra, TP sẽ công khai với nhân dân về tất cả các tiêu chí, cam kết chất lượng của nhà trường.
Hiện nay, Sở GD&ĐT đang chuẩn bị ra QĐ thành lập Hội đồng khoa học của từng cấp học để thẩm định các chương trình bổ sung giảng dạy trong trường CLC theo QĐ 20,21 của UBND TP.
Với việc tổ chức mô hình trường công CLC, Hà Nội có điều kiện để đáp ứng với đa dạng nhu cầu học tập của nhân dân và cũng chủ động để hội nhập với giáo dục với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong tương lai, nhà nước, Thành phố vẫn sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ GV cho các nhà trường học trên địa bàn thành phố để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Thủ đô
*PV: Xin cảm ơn Giám đốc!

Tác giả bài viết: PGD

Nguồn tin: Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 44 (tháng 9/2013)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip