Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

22:27 EDT Thứ sáu, 26/04/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 84


Hôm nayHôm nay : 18383

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 519435

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22390959

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức

KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Mỹ Đức đến năm 2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo

Thứ tư - 12/02/2014 04:18
UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 
  1
 
          Số: 134/KH-PGD&ĐT
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
  1
 
                
                   Mỹ Đức, ngày 12  tháng 02  năm 2014
 
 
KẾ HOẠCH
Thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Mỹ Đức
đến năm  2020 của ngành Giáo dục và Đào tạo
1  

Thực hiện kế hoạch số 10108/KH-SGD&ĐT ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Sở GD&ĐT Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Mỹ Đức đến năm  2020, cụ thể như sau:
      I. MỤC  TIÊU
      1. Mục tiêu chung
      - Xây dựng thế hệ học sinh Mỹ Đức phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; phát huy vai trò, trách nhiệm và tiềm năng của Thanh niên Mỹ Đức trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước với 5 tiêu chí: Bản lĩnh vững vàng, thanh lịch văn minh, tri thức phong phú, sức khỏe dồi dào, kỹ năng thành thạo.
     - Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2011 - 2020 (Chiến lược) của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND Thành phố trong toàn Ngành.
     2. Mục tiêu cụ thể
     - Giáo dục học sinh về lòng yêu nước, lý tưởng đạo đức, cách mạng, lối sống, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với bản thân và xã hội, tôn trọng quy ước cộng đồng.
     - Nâng cao trình độ học vấn, ý thức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho học sinh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao, gắn đào tạo với thực tiễn.
     - Tăng cường công tác giáo dục thể chất, thể dục thể thao cho học sinh trong nhà trường; có năng lực tự học, tự đào tạo, tăng cường công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, khả năng chủ động phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh.
 
 
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
 1. Giai đoạn 1 (2013 – 2015)
 1.1. Hoàn thiện và triển khai Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường và công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.”.
1.2. Tuyên truyền và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình
a. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc triển khai Chương trình gắn với Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
b. Đề xuất xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản và cơ chế, chính sách liên quan đến kế hoạch triển khai Chương trình.
c. Phối hợp chặt chẽ với Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên huyện và các phòng, ban, ngành có liên quan triển khai Chương trình.
d. Tổ chức tuyên truyền để tạo sự đồng thuận, tham gia tích cực, bình đẳng của cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng trong triển khai Chương trình.
e. Nhà trường, gia đình và xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức để học sinh có ý thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình nhằm thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân của học sinh. Chú trọng xây dựng văn hóa học đường, văn hóa ứng xử cho học sinh.
g. Tổ chức hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng cán bộ cốt cán ở các nhà trường về phương pháp, kỹ năng tuyên truyền.
h. Phối hợp với các phòng, ban, ngành, địa phương, các cơ quan thông tin, báo chí tổ chức các chương trình tuyên truyền thường xuyên, định kỳ trong tất cả các trường học bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn; tổ chức nhân rộng kinh nghiệm hay về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong công tác phát triển thanh niên.
i. Tổ chức tập huấn cán bộ cốt cán về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các nhà trường.
1.3. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống, pháp luật cho học sinh.
a. Tăng cường công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tuyên truyền phổ biến nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho học sinh.
b. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm của học sinh đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống mới có văn hóa trong học sinh. Nâng cao vai trò của thanh niên trong các nhà trường qua các hoạt động, tham gia vào các sự kiện chính trị, thời sự lớn của ngành, thủ đô và đất nước, tham gia phản biện xã hội.
c) Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử và truyền thống dân tộc, niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại cho học sinh.
d) Nâng cao hiểu biết của học sinh về tình hình thủ đô, đất nước và thế giới, các vấn đề mà các thế lực thù địch đang lợi dụng học sinh để chống phá đất nước. Phát huy vai trò xung kích của học sinh trong giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
e) Giới thiệu và nhân rộng gương thanh niên tốt trên các lĩnh vực trong đời sống và tuyên dương gương người tốt, việc tốt để thanh niên noi theo.
1.4. Đào tạo nguồn nhân lực trẻ
a) Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng bồi dưỡng       năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; Kỹ năng thực hành, khả năng lập thân, lập nghiệp của học sinh.
b) Tham mưu về cơ chế, chính sách tạo điều kiện về học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho học sinh. Khuyến khích, cổ vũ học sinh nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.
c) Tổ chức hướng nghiệp cho học sinh, giúp học sinh, có nhận thức, định hướng đúng đắn về lao động, nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động và cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập. Thực hiện phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở.
d) Chú trọng đào tạo chính khóa, ngoại khóa các nội dung học tập, đào tạo kỹ năng mềm thiết yếu cho học sinh để sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi được với thị trường lao động.
1.5. Tập huấn về công tác phát triển thanh niên cho cán bộ, giáo viên
a) Xác định nội dung, phương pháp tập huấn phù hợp với từng đối tượng trong các nhà trường.
b) Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên, định kỳ cho cán bộ, giáo viên cốt cán ở các nhà trường về công tác phát triển thanh niên.
1.6. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển thanh niên trong nhà trường
a) Rà soát các kiến thức trong nhà trường về giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.
b) Cập nhật, tích hợp, lồng ghép có chọn lọc những kiến thức về giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, pháp luật cho thanh niên, giáo dục kỹ năng sống, kiến thức về giới, sức khỏe sinh sản cho thanh niên trong chương trình tránh chồng chéo, quá tải cho học sinh.
c) Tổ chức các lớp học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề thông qua hệ thống trường, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng để giúp cho học sinh có nhận thức, định hướng đúng đắn về lao động, nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động và cơ hội tìm kiếm việc làm.
d) Tăng cường chỉ đạo triển khai việc tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành (6 cấp độ) ban hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tích cực mở các lớp học ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân.
e) Tích hợp nội dung công tác phát triển thanh niên vào các hoạt động, phong trào của ngành Giáo dục: Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch; Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015; Công tác kiểm định chất lượng giáo dục; Công tác thi đua khen thưởng; Giáo dục kĩ năng sống trong trường phổ thông; Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật của ngành Giáo dục ….
1.7. Đẩy mạnh nội dung và phương thức truyền thông
a) Các tài liệu, thông tin đầy đủ, kịp thời tuyên truyền về mọi mặt hoạt động của Ngành.
b) Chỉ đạo các trang thông tin của PGD&ĐT và các nhà trường đăng tải, tuyên truyền các chiến lược phát triển của Ngành, các hoạt động giáo dục; Các tấm gương sáng điển hình trong thanh niên, học sinh; Tư vấn công tác phân luồng cho học sinh sau THCS.
2. Giai đoạn 2 (2016 – 2020)
2.1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của giai đoạn 1.
2.2. Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và được sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố và Sở GD&ĐT.
2.3. Phối hợp quy hoạch phát triển nhân lực làm công tác thanh niên gắn với đề án quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dục; Tham mưu thực hiện tuyển chọn người có năng lực trong cán bộ trẻ để bồi dưỡng, đưa vào quy hoạch bổ nhiệm đội ngũ lãnh đạo của đơn vị đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các lứa tuổi. Đẩy mạnh chương trình học tiếng Anh trong học sinh, phấn đấu đến năm 2020, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong môi trường tiếng Anh.
2.4. Tăng cường tham mưu bổ sung các chế độ chính sách cho các thanh niên, thiếu niên khuyết tật, học sinh là người dân tộc và thuộc các nhóm yếu thế khác để đảm bảo quyền được học tập, bồi dưỡng kiến thức và tiếp cận các hoạt động giáo dục khác.
2.5. Đề xuất, tham mưu xây dựng chính sách, chế độ tiền lương và thu nhập hợp lý cho các cán bộ trẻ mới ra trường làm giáo viên, cán bộ viên chức trong ngành Giáo dục đủ đảm bảo đời sống để yên tâm công tác, nghiên cứu khoa học.
2.6. Chỉ đạo, đưa nội dung đánh giá thực hiện chính sách phát triển thanh niên vào hoạt động thường xuyên của các nhà trường.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo:
1.1. Nghiên cứu, quán triệt các nội dung của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Kế hoạch hành động của Ngành; Xây dựng chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình của huyện.
1.2 Chỉ đạo các nhà trường trong huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của từng trường.
1.3. Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Sở GD&ĐT định kỳ 1 năm 1 lần.
2. Các trường Mầm non, Tiểu học, THCS:
2.1. Xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện nhà trường. Tổ chức thực hiện theo kế hoạch và sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT.
2.2. Định kỳ 1 năm báo cáo kết quả thực hiện về Phòng GD&ĐT.
 
1 Nơi nhận:                                                                            
  • Sở GD&ĐT;      (B/c)
  • UBND huyện;
  • LĐ,CV PGD&ĐT;
  • Các trường MN,TH,THCS  ( Th/h)
  • Lưu VT.
                   TRƯỞNG PHÒNG
                           
                             
                                ( Đã ký)
 
 
                      Đặng Văn Viện
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip