Top 10 Game Đánh Bài Trực Tuyến - Bài Tiến Lên Miền Nam

00:04 EDT Thứ tư, 20/03/2024

1Danh bạ điện thoại

1Tin hoạt động cơ sở

1Đăng nhập thành viên

1Thư viện


Open all | Close all

1Phần mềm trực tuyến

Kiểm định chất luợng
Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
Kho học liệu
Phần mềm quản lý trường học trực tuyến
Phần mềm Phổ cập giáo dục
Phần mềm thống kê Tiểu học

1Thăm dò ý kiến

1Có thể bạn đã biết

Thi toán tiếng Anh trên internet
Thư viện trực tuyến Violet
Giao thông thông minh
IOE
Violympic
Thi bài giảng elearning

1Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 64


Hôm nayHôm nay : 6723

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 316861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21664032

1Quảng cáo

 

Trang nhất » Tin Tức » Học sinh sinh viên

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TRIỂN KHAI CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2014-2015

Thứ năm - 18/12/2014 04:03
            UBND HUYỆN MỸ ĐỨC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Số: 931/PGD&ĐT
V/v Hướng dẫn chi tiết triển khai công tác YTTH năm học 2014-2015
          Mỹ Đức, ngày 15  tháng 12  năm 2014
 
          Kính gửi: Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trong huyện
                       
Thực hiện Công văn số 10804/SGD&ĐT-HSSV ngày 31/10/2014 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn chi tiết triển khai công tác YTTH năm học 2014-2015, Phòng GD&ĐT hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch công tác YTTH tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trong huyện như sau:
1. Tiếp tục thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về công tác YTTH, đồng thời :
-  Kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu (thành phần đại diện Ban Giám hiệu là trưởng ban, phó ban là đại diện lãnh đạo ngành y tế địa phương, thường trực là cán bộ y tế trường học, các thành viên khác bao gồm giáo viên, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh).
- Xây dựng kế hoạch hoạt động (năm, tháng): Nội dung bám sát kế hoạch và hướng dẫn của ngành Y tế, ngành GD&ĐT đặc biệt các chỉ tiêu xây dựng sát với thực tế của trường, thể hiện số liệu cụ thể.
2. Đảm bảo các điều kiện triển khai công tác YTTH:
2.1.Đảm bảo biên chế làm công tác YTTH theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV. Tiêu chuẩn cán bộ YTTH phải có trình độ từ trung cấp Y trở lên. Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách theo qui định đặc biệt chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề  (Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011).
2.2. Đảm bảo cơ sở vật chất:
- Mỗi trường học bố trí một phòng làm việc có diện tích từ 12m2 trở lên, đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho công tác vận chuyển và sơ cấp cứu ban đầu.
- Phòng y tế có giường khám bệnh, bàn ghế, tủ thuốc và các trang thiết bị tối thiểu, bảng biểu tranh tuyên truyền theo qui định của Bộ Y tế.
- Công tác cung ứng sử dụng thuốc (hướng dẫn tại mục riêng)
2.3. Đảm bảo kinh phí cho công tác YTTH: Theo hướng dẫn của bộ tài chính và hướng dẫn của cơ quan BHXH.
3.Công tác chuyên môn:
3.1 Công tác phòng chống dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh phát quang bụi rậm, duy trì tổng vệ sinh hàng tuần, xử lý rác hàng ngày. Cung cấp nước sạch, có hệ thống rửa tay, khu vệ sinh cho học sinh, giáo viên. Đảm bảo vệ sinh phòng học ,bàn ghế đúng kích cỡ, đủ ánh sáng theo qui định. Thực hiện chế độ giám sát bệnh dịch, báo cáo theo qui định của cơ quan y tế. Có sổ kiểm tra vệ sinh ghi chép đủ.
- Tiếp tục thực hiện Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008 của Liên bộ Y tế - GD&ĐTvề việc “Hướng dẫn công tác bảo đảm VSATTP trong các cơ sở giáo dục”. Những trường học có bếp ăn tập thể, phải đảm bảo đủ các điều kiện theo qui định và được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học, đặc biệt chú ý:
+ Tất cả những người trực tiếp chế biến, phục vụ ăn uống phải được tập huấn, khám sức khỏe định kỳ theo qui định (không đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh: Lao tiến triển chưa được điều trị; Các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn;  Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn); Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E); Viêm đường hô hấp cấp tính; Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng; Người lành mang trùng), thực hiện chế độ bảo hộ lao động và tuân thủ qui định thực hành vệ sinh.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất theo qui định (các trường sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn sẵn chuyển đến phải bố trí khu vực riêng  phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ để bảo đảm ATTP)
+ Ký hợp đồng cung ứng thực phẩm cho bếp ăn đảm bảo nguồn gốc rõ ràng theo qui định, thực hiện nghiêm chế độ giao nhận. Nước sử dụng trong ăn uống phải đảm bảo theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT.
+ Thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước, chế độ lưu mẫu thức ăn hàng ngày ít nhất 24h kể từ khi thức ăn chế biến xong (ghi chép theo mẫu sổ đã hướng dẫn).
Thực hiện chế độ báo cáo về ngộ độc thực phẩm qui định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 của Bộ Y tế.
3.2. Quản lý sức khỏe học sinh trong nhà trường:
- Tổ chức lập hồ sơ quản lý sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ (tiểu học, THCS, 1lần/năm;mầm non ít nhất 2 lần/năm) cho học sinh (tất cả các khối lớp) đạt tỷ lệ 98,5%.Thông báo những trường hợp mắc bệnh cho gia đình học sinh.
- Đảm bảo sơ cứu, cấp cứu, xử trí ban đầu bệnh tật và tai nạn thương tích thông thường, chuyển đến cơ sở y tế các trường hợp cần thiết. Phối hợp với cơ sở y tế chăm sóc điều trị cho học sinh mắc bệnh mãn tính. Có sổ tổng hợp sức khỏe ghi chép đủ, chính xác.
3.3. Truyền thông giáo dục sức khỏe:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe (GDSK): giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống AIDS, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, quan tâm đến các hoạt động tư vấn tâm lý bảo vệ sức khỏe tâm thần, phòng chống các rối nhiễu tâm trí, tâm thần học đường…lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ học chính khóa, buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ.
- Tổ chức truyền thông hưởng ứng các tháng hành động do ngành GD&ĐT, ngành Y tế và các ban ngành phát động.
4. Công tác dược:
- Căn cứ mô hình bệnh tật của học sinh tại trường và khả năng của cán bộ y tế, các trường học tổ chức cung ứng thuốc theo danh mục thuốc sử dụng trong trường học do Bộ Y tế ban hành (theo đúng phân tuyến trình độ cán bộ y tế, không cung ứng các thuốc ngoài danh mục), chỉ mua thuốc ở các cửa hàng có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thuốc, có hóa đơn theo qui định, đảm bảo chất lượng, có hạn dùng (tuổi thọ) tốt nhất trên 3 năm. Hiệu trưởng là người ký ban hành danh mục thuốc thiết yếu sử dụng tại trường.
- Đảm bảo chế độ bảo quản thuốc, sắp xếp dễ thấy, dễ lấy, tránh nhầm lẫn.
- Chỉ có cán bộ y tế trường học có trình độ chuyên môn y theo qui định mới được phép chỉ định và cho học sinh dùng thuốc điều trị, khi cho học sinh dùng thuốc phải thực hiện 5 đúng. Nghiêm cấm các trường hợp không có chuyên môn y tế cho học sinh sử dụng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế việc gửi thuốc của phụ huynh tại trường, tuyên truyền để phụ huynh hiểu và hợp tác tốt với nhà trường. Khi trẻ bị bệnh đề nghị phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học đề điều trị nhằm tránh dịch bệnh lây lan và trẻ được nghỉ ngơi chăm sóc tốt hơn. Chỉ nhận thuốc phụ huynh gửi trong trường hợp trẻ không mắc các bệnh dịch, bệnh nguy hiểm và đơn của bác sĩ có giờ uống vào giờ học tại trường. Lập sổ nhận thuốc của học sinh gửi lại trường, phụ huynh ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, liều lượng cách dùng, thời gian dùng, cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nguy cơ có thể xảy ra khi trẻ dùng thuốc và gửi kèm đơn thuốc của bác sĩ.
5. Thống kê báo cáo:
- Ghi chép sổ sách theo mẫu.
- Lưu trữ kết quả hoạt động. Báo cáo định kỳ theo mẫu khi kết thúc học kỳ I và năm học. Báo cáo đột xuất, chuyên đề theo yêu cầu cụ thể, báo cáo dịch bệnh theo qui chế báo cáo bệnh truyền nhiễm.
Nhận được công văn này, Phòng GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng các nhà trường tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Sở GD&ĐT;(B/c)
- TTYT huyện;(Ph/h)
- Các trường MN,TH,THCS; (Th/h)
- L­ưu VT.                   
 
TRƯỞNG PHÒNG
 
(Đã ký)
 
Đặng Văn Viện
 
 
 
                                   
 
 
 
 
 
 
 
    
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

1Giới thiệu Phòng GD&ĐT

Giới thiệu về Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức

          Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện Mỹ Đức; biên chế gồm 15 đồng chí cán bộ, chuyên viên và nhân viên; cơ cấu tổ chức được chia thành 4 tổ chuyên môn: Tổ Quản lý THCS, Tổ Quản lý Tiểu học, Tổ Quản lý Mầm non, Tổ Phát triển...

1Tin ảnh

1Video - Clip